5 Mẫu Thiết Kế Profile Công Ty Đẹp – Bản Tiếng Việt
Bài viết giới thiệu 5 mẫu profile công ty đẹp, được thực hiện bởi các công ty chuyên thiết kế hồ sơ năng lực doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam. Các mẫu thiết kế này có bố cục, thiết kế hình ảnh và ngôn ngữ rõ ràng, dễ hiểu, giúp khách hàng nắm bắt được những thông tin quan trọng về doanh nghiệp.
1. Profile Công Ty Là Gì?
Profile công ty (hồ sơ năng lực doanh nghiệp) là một tài liệu hồ sơ, thường được trình bày dưới dạng báo cáo hoặc brochure được thiết kế để: mô tả tổng quan năng lực về một công ty, bao gồm lịch sử hình thành, tầm nhìn, sứ mệnh, cấu trúc tổ chức, sản phẩm/dịch vụ, thị trường mục tiêu, thành tựu đạt được, giúp doanh nghiệp giới thiệu về mình đến đối tác, khách hàng, nhà đầu tư, hoặc những người quan tâm khác với mục tiêu xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp, tăng cường độ tin cậy và thu hút cơ hội hợp tác.
Để hồ sơ doanh nghiệp của bạn đẹp hơn trong mắt khách hàng và đối tác, bạn nên tham khảo các dịch vụ thiết kế profile công ty do media Lily đã đăng tải.
Dưới đây là 1 mẫu profile giới thiệu công ty, doanh nghiệp, bạn nên biết:
1.1 Nội Dung Cơ Bản Profile Công Ty Cần Phải Có:
Nội dung của profile công ty thường bao gồm các thông tin cơ bản sau:
- Lịch sử công ty: Mô tả về sự phát triển và tiến triển của công ty từ khi thành lập đến nay, bao gồm các mốc thời gian quan trọng, các sự kiện nổi bật, và những thành tựu đạt được. (Nên sử dụng ngôn ngữ súc tích và dễ hiểu, tập trung vào các mốc thời gian quan trọng và các thành tựu nổi bật của công ty.)
- Sứ mệnh và giá trị cốt lõi: Nêu rõ mục tiêu và giá trị mà công ty mong muốn đem lại cho cộng đồng và khách hàng. (Nên thể hiện rõ ràng và súc tích mục tiêu và giá trị mà công ty hướng tới.)
- Danh tiếng và thành tựu: Liệt kê các dự án lớn, giải thưởng, hoặc thành công đáng chú ý mà công ty đã đạt được.
- Sản phẩm và dịch vụ: Mô tả chi tiết về sản phẩm và dịch vụ mà công ty cung cấp, bao gồm các tính năng, lợi ích, và đối tượng khách hàng mục tiêu. (Nên mô tả chi tiết các tính năng, lợi ích, và đối tượng khách hàng mục tiêu của sản phẩm và dịch vụ.)
- Khách hàng và đối tác: Danh sách các khách hàng nổi bật và đối tác chiến lược của công ty.
- Nhân sự: Thông tin về đội ngũ lãnh đạo và nhân viên chính, bao gồm trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, và thành tích. (Nên cung cấp thông tin về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, và thành tích của đội ngũ lãnh đạo và nhân viên chính.)
- Thông tin tài chính cơ bản: Tình hình tài chính tổng quan (nếu có).
- Tương lai phát triển: Nêu rõ kế hoạch và chiến lược phát triển tương lai của công ty.
1.2 Sự Khác Biệt Giữa Profile Công Ty, Brochure & Catalogue
Đặc điểm | Profile công ty | Brochure | Catalogue |
Mục đích | Giới thiệu tổng quan về công ty và doanh nghiệp | Quảng bá, quảng cáo sản phẩm/dịch vụ cụ thể. | Liệt kê sản phẩm/dịch vụ cùng với thông tin chi tiết. |
Đối tượng | Nhà đầu tư, đối tác kinh doanh, khách hàng tiềm năng. | Khách hàng tiềm năng, đối tác, người quan tâm đến sản phẩm. | Dành cho đại lý, khách hàng sỉ là chủ yếu. |
Thông tin | Tổng quan về công ty | Thường nhỏ gọn, dễ mang theo.
( Tại Việt Nam, Brochure thiết kế theo kiểu gấp 3) |
Có thể có nhiều trang hoặc dạng list để liệt kê sản phẩm. |
Phiên Bản | Chỉ 1 phiên bản và cập nhật theo từng năm, sự kiện lớn. | Chỉ 1 phiên bản và mang tính thời điểm nhiều hơn. | Thông thường sẽ có 2 phiên bản: 1 phiên bản dành cho khách sĩ, đại lý – tính giá chiết khấu) và 1 phiên bản dành cho khách lẻ. |
Kiểu dáng | Thiết kế trên khổ A4, xuất bản bằng chất liệu giấy hoặc pdf hoặc đăng tải trên website | Thông thường xuất bản bằng chất liệu giấy. | Xuất bản bằng file hoặc in ra giấy A4. Thiết kế đơn giản, trực quan. |
Tính tương tác | Thường ít tương tác, chủ yếu để cung cấp thông tin. | Thường gửi đến người đọc: Số điện thoại nhân viên kinh doanh là chính. | Chú trọng đến các đại lý nhiều hơn và có giá chiết khấu cho các cấp đại lý. |
Cách sử dụng | Thường được sử dụng trong các buổi gặp mặt, hội thảo, hoặc gửi qua đường bưu điện | Thường được phát tại các sự kiện, hội chợ, hoặc gửi qua đường bưu điện | Thường được trưng bày tại các cửa hàng, showroom, hoặc gửi qua đường bưu điện |
2. Lưu Ý Khi Thiết Kế Mẫu Profile Công Ty
Để trau chuốt nội dung profile công ty, cần lưu ý 3 điểm sau:
- Nội dung thông tin cần chính xác và kịp thời: Thông tin trong profile công ty cần chính xác và cập nhật mới nhất, để người đọc có thể tin tưởng vào tính xác thực của tài liệu.
- Câu chữ cần rõ ràng giúp người đọc dễ hiểu: Ngôn ngữ trong profile công ty cần rõ ràng và dễ hiểu, để người đọc có thể dễ dàng nắm bắt được thông tin.
Sử dụng những con số cụ thể như công suất, sản lượng, doanh số mà công ty đạt được, những dự đoán trong tương lai, lợi nhuận, thông tin tài chính,… sẽ giúp profile chuyên nghiệp hơn trong mắt nhà đầu tư cũng như các đối tác kinh doanh.
Nên kết hợp chatGPT và google Bard để câu văn của bạn hấp dẫn và thú vị với người đoc. - Thiết kế nội dung hấp dẫn và bắt mắt: Profile công ty cần được thiết kế đẹp mắt và hấp dẫn, để thu hút sự chú ý của người đọc. Bên cạnh đó, hình ảnh, đồ thị, biểu đồ đi kèm sẽ cung cấp thông tin một cách trực quan nhất cho khách hàng.
3. Download Mẫu Profile Công Ty Đẹp – Bản Tiếng Việt
Đây 5 mẫu profile công ty đẹp bản PSD mà Hiếu đã sưu tầm và chỉnh sửa, bạn xem hình ảnh preview và tải xuống.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo 5 Concept Chụp Ảnh Công Ty Cần Phải Có Trong Doanh Nghiệp để gắn ảnh profile công ty phù hợp.
Mẫu Profile 1 - Bản Xanh Dương
Mẫu Profile 2 - Bản Vàng Đen
Mẫu Profile 3 - Bản Vàng Đen Đặc Biệt
Mẫu Profile 4 - Bản Đỏ
Mẫu Profile 5 - Bản Xanh Lá
4. Cách Triển Khai Từng Trang Hồ Sơ
Sau khi tìm được mẫu profile ưng ý, Hiếu hướng dẫn bạn cách triển khi chi tiết từng trang profile – hồ sơ. Việc triển khai thường đòi hỏi bạn cần phải sắp xếp các chuỗi thông tin một cách hệ thống: từ giới thiệu công ty, lịch sử hình thành công ty, sứ mệnh và tầm nhìn cho đến trang sản phẩm, nhằm giúp nội dung mượt hơn và thu hút người đọc.
Dưới đây là phần Hiếu hướng dẫn cho bạn về cách triển khai từng trang trong một Profile công ty:
4.1 Trang Bìa (Cover Page):
-
- Tiêu đề và Logo: Đặt tiêu đề lớn và rõ ràng, đi kèm với logo của công ty.
- Thông tin liên lạc: Đưa ra thông tin liên lạc cơ bản của công ty.
4.2 Trang Giới Thiệu (Introduction Page):
-
- Mục tiêu của Profile: Mô tả ngắn gọn về mục tiêu của việc tạo Profile.
- Slogan hoặc Tóm tắt Độc đáo: Đặt ra một slogan hoặc tóm tắt về điểm độc đáo của công ty.
4.3 Trang Lịch Sử Công Ty (Company History Page):
-
- Thời kỳ Thành lập: Mô tả về giai đoạn thành lập và phát triển của công ty. Ở phần này, bạn nên ghi lại những bức ảnh từng giai đoạn của công ty, do đó, bạn nên xây dựng và ý tưởng kịch bản công ty và các concept chụp ảnh của doanh nghiệp vào trang hồ sơ này.
- Các Sự Kiện Chính: Liệt kê các sự kiện chính và thành tựu quan trọng.
4.4 Trang Sứ Mệnh và Giá Trị (Mission and Values Page):
-
- Mô tả Sứ Mệnh: Nêu rõ mục tiêu cụ thể mà công ty đang theo đuổi.
- Giá trị Cốt lõi: Liệt kê các giá trị cốt lõi mà công ty tôn trọng.
4.5 Trang Danh Tiếng và Thành Tựu (Reputation and Achievements Page):
-
- Các Dự Án Nổi Bật: Nêu rõ các dự án quan trọng mà công ty đã thực hiện.
- Thành Tựu và Giải Thưởng: Liệt kê các thành tựu và giải thưởng đã đạt được.
4.6 Trang Sản Phẩm và Dịch Vụ (Products and Services Page):
-
- Danh Sách Sản Phẩm/Dịch Vụ: Đưa ra danh sách sản phẩm/dịch vụ cùng với mô tả chi tiết.
- Ưu Điểm Cạnh Tranh: Mô tả những ưu điểm cạnh tranh của sản phẩm/dịch vụ.
4.7 Trang Nhân Sự (Team Page):
-
- Lãnh Đạo Công Ty: Giới thiệu về các thành viên chủ chốt của lãnh đạo.
- Đội Ngũ Nhân Viên Chính: Nêu rõ về nhóm nhân viên chính và tài năng của họ.
4.8 Trang Tương Lai Phát Triển (Future Development Page):
-
- Kế Hoạch và Chiến Lược Phát Triển: Mô tả về những kế hoạch và chiến lược phát triển trong tương lai.
4.9 Trang Liên Hệ (Contact Page):
-
- Thông Tin Liên Hệ: Cung cấp thông tin chi tiết để liên hệ với công ty.
4.10 Trang Kết Thúc (Conclusion Page):
-
- Cảm ơn và Mời Hợp Tác: Bày tỏ lòng cảm ơn đối với người đọc và mời họ hợp tác với công ty.